399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Thủ tục phá sản doanh nghiệp

Hằng năm, đã thành lập rất nhiều các công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty TNHH một thành viên, hay hai thành viên trở lên. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không có ít doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động, nguồn vốn không đủ cung cấp hoạt động không được dẫn đến phải làm thủ tục phá sản doanh nghiệp.

Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Phá sản doanh nghiệp khác với giải thể doanh nghiệp. Phá sản doanh doanh nghiệp là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Các công ty dịch vụ chỉ mong muốn khách hàng tìm đến để thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp chứ không ai mong muốn doanh nghiệp phải phá sản.

Thủ tục phá sản doanh nghiệp

Công ty dược phẩm An Thiên Theo luật phá sản, thủ tục phá sản doanh nghiệp bao gồm: Người yêu cầu giải quyết phá sản phải nộp Đơn yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản. Tiếp theo, nếu Tòa án thụ lý đơn, tòa án sẽ giải quyết phá sản theo các thủ tục: mở thủ tục phá sản; chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản; triệu tập Hội nghị chủ nợ; áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh ; Tòa án quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản; thi hành Quyết định tuyên bố phá sản.

Dược phẩm An Thiên Sau khi hoàn thành xong thủ tục phá sản doanh nghiệp và Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau: đầu tiên là chi phí phá sản, thứ hai là khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo hợp đồng lao động.

Thứ ba là khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; và cuối cùng là nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ. rường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về: chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần; thành viên của Công ty hợp danh.

Chắc chắn là không một doanh nghiệp nào muốn làm thủ tục phá sản doanh nghiệp, tuy nhiên, một khi việc kinh doanh không được như mong muốn thì việc thực hiện thủ tục này là cách để doanh nghiệp có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách tối ưu nhất.