399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Những chiếc đồng hồ đeo tay hạng sang chế tác rất tinh xảo này đa phần được sản xuất dành riêng cho các nghệ sĩ, giới doanh nhân…
Công ty dược phẩm An Thiên Tuy nhiên, theo nhiều người, không phải cứ vào những cửa hàng sang trọng là sẽ mua được đồng hồ chính hãng. Do có bề ngoài tinh tế và giá cả ngang bằng với đồng hồ thật nên nhiều người mua phải hàng giả từ Trung Quốc, Hồng Kông mà vẫn cứ ngỡ mình sở hữu được chiếc đồng hồ Thụy Sỹ thật.
Dược phẩm An Thiên Đối với hàng hiệu, rất khó để phân biệt hàng thật với hàng nhái. Hiện tại, các loại hàng nhái được rao bán, mở shop chào mời công khai với đầy đủ các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Rolex, Longines, Omega, Piaget, Bvngari, Patek…
Trên một trang web bán đồng hồ qua mạng, khách hàng rất dễ bị choáng ngợp bởi các dòng sản phẩm được “hội tụ” ở đây. Nào là Piaget vỏ làm từ Titanium (hợp kim làm vỏ máy bay), cực nhẹ, dây được chế tác rất đẹp, kiếng sarphie trong veo, mặt số cực sáng và được vẽ rất kĩ, máy mỏng, viền quanh mặt cẩn hột bốn chấu bám chặt. Rồi Longines automatic dây da 5 kim 1 lịch, mặt kính sarphie, thứ, tháng, nắp sau thấy máy; Vacheron Constantin cẩn hột xoàn BVLGARI dây da cao cấp đính hàng chục viên kim cương, OMEGA mặt sarphie gắn hột xoàn…
Tất cả đều có giá từ 40 – 50 USD cho đến 300 USD/chiếc, so với hàng thật có giá khoảng 1.400 USD/chiếc. Không giống như những loại đồng hồ nhái bán với giá vài trăm nghìn, vì chỉ cần liếc qua đã biết là hàng giả. Đồng hồ nhái tại các shop này ít nhất cũng giống đến 90% so với hàng thật.
Theo một người am hiểu về đồng hồ cho biết: “Đây thường là đồng hồ nhái loại F1, có kiểu dáng, mẫu mã rất giống với hàng thật, nhiều loại còn giống đến từng chữ khắc trên cốt chỉnh thứ ngày cho đến những logo, rất khó để phân biệt”.
Càng nhiều tiền, hàng càng giống thật
Theo nhiều người đã từng sử dụng đồng hồ nhái cấp F1, trong vòng 6 tháng đến 1 năm, đa số các sản phẩm vẫn giữ được “dáng vẻ” như lúc mới mua.
Tại một số cửa hàng bán đồng hồ có website bán hàng trên mạng, người chủ bật mí: “Mấy anh công chức mua về biếu bạn bè, sếp rất nhiều. Có cả những hội chơi xe cổ đặt mua cho cả hội, rồi mấy anh công tử nhà giàu mua tặng người yêu”. Anh bán hàng còn cho biết, muốn nhái cỡ nào cũng được, càng nhiều tiền thì hàng càng giống thật.
Đến đây, người mua được xem và thử thoải mái, kể cả bỏ đồng hồ ngâm vào nước, lấy chìa khóa xe cào lên mặt kính đồng hồ, hay thậm chí soi rất kỹ các chi tiết máy, chữ khắc lên dây, vỏ đồng hồ. Không chỉ vậy, các mặt hàng mua tại đây còn được viết giấy bảo hành từ 6 tháng đến 1 năm, có thể đổi lại trong 3 ngày nếu có trục trặc.
Anh Long (Bà Triệu, Hà Nội) cho biết: “Tôi thấy sử dụng đồng hồ fake (nhái) cũng có sao đâu, quan trọng là loại đó đã được fake bao nhiêu đời thôi, chứ vẫn kiểu dáng, phong cách, chức năng đó mà bỏ vài nghìn đô để mua một cái đồng hồ thì chỉ có các đại gia nhiều tiền của thôi”.
Thực tế, một số mặt hàng không sản xuất ở Việt Nam, nhưng do thương hiệu quá nổi tiếng, nên hàng nhái, hàng giả vẫn tràn ngập thị trường. Đồ da thì có Louis Vuitton, Bally, Salvatore Ferragamo, Dunhill, Hugo Boss, Guess, Coach, Dior, Fendi, D&G.... Thời trang có Lacoste, Nautica, Armerican Eagle, Mango, Levis', Tommy Hilfiger.... Đồng hồ thì có Rolex, Omega, Longines, Rado, Tag Heuer, Tissot, Swatch... giày dép thì có Clarks, Zara, D&G, Lacoste, Valentino... Người mua cũng khó có thể nhận biết được, nhiều người chỉ biết tin tưởng vào lời mời chào của người bán hàng. Có không ít người vào các trung tâm thương mại lớn, bỏ cả ngàn USD nhưng sau vài tháng đồng hồ rụng kim, không chạy khi rơi vào nước không phải là chuyện hiếm.
Từ trước đến nay, người mua chỉ dựa vào nhãn, mác để xác định nguồn gốc sản phẩm, từ đó biết được hàng thật, hàng giả. Tuy nhiên, hiện nay nếu xác định theo cách đó thì 90% khách hàng sẽ mua phải hàng giả. Thực tế, giá gia công ở Việt Nam rẻ nên có rất nhiều thương hiệu cao cấp đặt gia công ở Việt Nam.
Giá của đồng hồ phụ thuộc vào thương hiệu, tính năng, độ chính xác, hay đơn giản là lượng kim loại quý dùng để làm nó. Đồng hồ ở Việt Nam thường có giá cao hơn giá hãng từ 10 - 20%.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, nếu muốn mua đồng hồ chính hãng, khách hàng có thể vào website của những hãng nổi tiếng như Patek Phillips, Vacheron, Piaget, Audermar, Rolex, Cartier, Omega… để xem kiểu đồng hồ mình thích. Theo cách này, sẽ biết được hãng nào có đại lý tại Việt Nam. Sau đó, bạn có thể tới các cửa hàng đó để xem tận mắt, như vậy sẽ tránh được nguy cơ mua sản phẩm kém chất lượng.