399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Doanh nhân
  • Quả cầu dập lửa của học sinh Huế

Quả cầu dập lửa của học sinh Huế

Hoàng Trọng Thanh Tùng, Trần Ngọc Nhật Huyền và Đỗ Kỳ Minh Triết, những học sinh lớp 12 chuyên toán - lý, Trường THPT chuyên Quốc học, Huế, vừa đoạt giải ba toàn quốc Intel ISEF 2013 với sản phẩm quả cầu dập lửa.

Quả cầu dập lửa của học sinh Huế

Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Năm lớp 11, một lần tình cờ nhìn thấy những bình cứu hỏa cũ và bị hỏng treo trên tường, Tùng chợt nghĩ, nếu có hỏa hoạn thì những chiếc bình đó cũng chẳng giúp ích được gì vì đã trở nên vô dụng. Và nhóm bạn đã ấp ủ ước mơ sẽ tạo ra một vật chữa cháy đơn giản mà hiệu quả.

Công ty dược phẩm An Thiên Ba thành viên, mỗi người một phần việc để lên ý tưởng và đã hoàn thành quả cầu dập lửa trong 5 tháng với mong muốn "ghi lại dấu ấn gì đấy" trong những năm học cấp III.

Dược phẩm An Thiên Với ưu điểm dễ dàng lăn, trượt, linh động..., ứng dụng băng khô - dạng đặc biệt của CO2, chất tạo bọt trong xà bông, và nguyên lý ngẫu lực, quả cầu dập lửa tỏ ra tiện lợi hơn hẳn so với các bình chữa cháy truyền thống.

Khi gặp nhiệt độ cao cũng như va đập mạnh, áp suất bên trong quả cầu sẽ tăng cao, bóp vỡ ống thủy tinh, làm băng khô tiếp xúc với bọt xà phòng và áp suất tăng cao hơn nữa.

Khi áp suất tăng cao tới giới hạn, các van áp suất được kích hoạt và phun khí CO2 làm quả cầu quay theo nguyên lý ngẫu lực. Lúc này, chất tạo bọt cũng được phun ra và tăng hiệu suất dập lửa, đồng thời quả cầu cũng di chuyển xung quanh, mở rộng diện tích dập lửa.

Khả năng dập lửa của quả cầu được chứng minh là khả thi sau khá nhiều thí nghiệm và tính toán. Nhà trường ủng hộ dự án này nên ưu tiên cho nhóm sử dụng phòng thí nghiệm và dành một căn phòng nhỏ trong trường cho nhóm dùng làm nơi nghiên cứu.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất của nhóm là có lần mải mê làm việc đến quên cả giờ giấc, đến lúc ra về mới phát hiện bác bảo vệ đã khóa hết cửa, mà căn phòng này lại ở khá xa phòng bảo vệ nên phải kêu khản cổ mới được "giải phóng". Một tai nạn nhỏ khác là khi Tùng thử nghiệm với áp suất làm một chai nước nổ tung, khiến mọi người "hú vía", may là cậu chỉ bị xây xước nhẹ.

Quả cầu dập lửa hiện nay chưa phải là một sản phẩm hoàn thiện vì nó chủ yếu dựa trên lý thuyết và ý tưởng; thực nghiệm cho thấy nó có thể được phát triển nếu nhận được sự quan tâm nghiên cứu sâu hơn nữa để hiểu rõ các đặc tính tối ưu.

Đặc biệt, quả cầu ứng dụng tốt trong những không gian nhỏ hẹp, nhiều ngóc ngách, cả trẻ em và người khuyết tật đều có thể sử dụng dễ dàng. Minh Triết chia sẻ: "Sắp tới, tụi em phải tập trung cho kỳ thi đại học, nhưng đã ngầm hứa với nhau sẽ tiếp tục hoàn thiện "đứa con tinh thần" này ngay lúc nào có thể”.